Gọi 0393888700
NỘI THẤT CHU - TƯ VẤN THIẾT KẾ, HON THIỆN NỘI THẤT CAO CẤP
Các loại gỗ An Cường được sử dụng nhiều nhất trong 2021

Gỗ công nghiệp An Cường là loại vật liệu được sử dụng nhiều trong thiết kế thi công nội thất văn phòng bởi sự đa dạng về mẫu mã và tính ứng dụng cao. Vậy gỗ An Cường có mấy loại ? Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

>>Xem ngay: Bảng tổng hợp bảng mầu gỗ thông dụng An Cường

 

1. Ưu và nhược điểm của gỗ An Cường

 

Ưu nhược điểm của gỗ An Cường cũng giống như những loại vật liệu khác, gỗ An Cường mang rất nhiều những ưu điểm và nhược điểm sau:
 

1.1. Ưu điểm

 

-  Khả năng chống mối mọt: dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì đều 
 
không thể tránh khỏi khả năng bị mối mọt tấn công. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp do được xử lý bằng hóa chất, cùng keo dán cao cấp để sản xuất nên hạn chế được tối đa khả năng bị mối mọt hơn là dòng gỗ tự nhiên. Với những khách hàng đã từng sử dụng đồ nội thất được làm bằng gỗ An Cường thì phải công nhận rằng sản phẩm có độ bền cao và khả năng mối mọt là rất ít
 
- Khả năng chống ẩm: khả năng chống ẩm của gỗ An Cường thuộc vào loại tốt nhờ vào code gỗ MDF lõi xanh chống ẩm và công nghệ, máy móc tiên tiến được sử dụng để dán các loại bề mặt
 
- Chất lượng bề mặt dán bền và đẹp: với việc áp dụng công nghệ hiện đại, gỗ An Cường có bề mặt dán không đường line mang đến những sản phẩm nội thất bền đẹp. Không những vậy, màu sắc các tấm laminate và acrylic An Cường không bị bay màu theo thời gian
 
-  Khả năng chống trầy xước, cong vênh và co ngót tốt
 
-  Khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt và chịu được lực cao
 
-  Chất liệu gỗ bền, nhẹ và mang tính thẩm mỹ cao
 
-  Màu sắc phong phú cùng vân gỗ độc đáo
 
-  An toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường
 
-  Gỗ An Cường phù hợp với mọi thiết kế nội thất từ đơn giản đến phức tạp, từ căn hộ gia đình, biệt thự cao cấp đến văn phòng
 

1.2. Nhược điểm

 

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì gỗ An Cường vẫn tồn tại một số điểm sau:
 
-  Độ cứng của gỗ công nghiệp An Cường khá tốt nhưng độ dẻo dai kém khó uốn cong
 
-  Lực đàn hồi của gỗ công nghiệp An Cường kém
 
-  Do đặc thù kết cấu gỗ bằng bột, dăm gỗ nên các mép cạnh dễ bị sứt vỡ
 
-  Dù gỗ công nghiệp An Cường có khả năng chịu nước khá tốt nhưng nếu ngâm nước toàn phần khoảng 48 tiếng sẽ dẫn đến hiện tượng nở gỗ làm giảm kết cấu chất lượng sản phẩm.
 

2. Gỗ An Cường có mấy loại?

Bên dưới là những dòng gỗ an cường thông dụng hiện nay:
 

2.1. Code bên trong vật liệu

 

- Gỗ MFC An Cường
 
Cốt MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard, một loại gỗ công nghiệp có cấu tạo từ code ván dăm được phủ bề mặt Melamine tăng khả năng chống trầy xước. Thành phần chính làm nên code ván dăm là những cây gỗ ngắn ngày như: keo, cao su, bạch đàn,... được nghiền nhỏ thành các dăm gỗ kết hợp với các loại keo chuyên dụng và được ép với áp suất lớn để tạo nên tấm gỗ có độ dày tiêu chuẩn là 18mm, 25mm... hoặc những độ dày khác nhau phụ thuộc vào đơn đặt hàng.
 
MFC thường và MFC chống ẩm
 
Cốt Gỗ MFC An Cường gồm có 2 loại: phổ biến là MFC thường và MFC chống ẩm. Gỗ MFC chống ẩm có cấu tạo giống với MFC thường nhưng được thêm một số phụ gia chống ẩm. Để phân biệt gỗ MFC chống ẩm với MFC thường nhà sản xuất thêm màu xanh vào bên trong code gỗ MFC chống ẩm.
Đặc biệt gỗ MFC An Cường do được nghiền nhỏ ra thành các dăm gỗ ép lại nên khối lượng riêng khá thấp và có thể sử dụng MFC để tạo nên tấm trang trí dài nhằm làm giả độ võng của gỗ.
 
- Gỗ HDF An Cường
 
Cốt HDF là tên viết tắt của High Density Fiberboard – một loại gỗ công nghiệp được tạo nên từ các cây gỗ ngắn ngày nghiền nhỏ kết hợp với thành phần chống ẩm, cùng với phụ gia và được ép ở áp suất cao hơn so với MDF, MFC để tạo thành những tấm gỗ.
 
Ván HDF chống ẩm
 
Cốt Gỗ HDF An Cường gồm có 2 loại là HDF chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm. Trong đó, Black HDF siêu chống ẩm có cấu tạo giống như HDF chống ẩm nhưng có màu đen và khi sản xuất cần lực nén cực lớn, lớn hơn nhiều so với HDF chống ẩm.
 
Chính vì thế mà Black HDF không cần dán nẹp trong một số hạng mục nội thất mà vẫn đảm bảo được độ cứng và độ chắc cao của mép gỗ. Khả năng chịu nước của gỗ HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm là rất cao.
 
Vì kết cấu bên trong có mật độ cao hơn MFC, MDF nên ván gỗ HDF có khả năng chống ẩm tốt, cách nhiệt cao rất thích hợp dùng cho phòng bếp, phòng ngủ hoặc những công trình ngoài trời.
  
- Cốt Gỗ MDF An Cường
 
Cốt MDF là tên viết tắt của Medium Density Fiberboard – là một loại gỗ công nghiệp được làm từ các cây gỗ ngắn ngày được nghiền mịn kết hợp với phụ gia và được ép thành những tấm gỗ. Độ dày tiêu chuẩn của code gỗ MDF là 9mm, 12mm, 15mm,... phụ thuộc vào đơn đặt hàng.
 
Gỗ công nghiệp MDF An Cường
 
Cốt Gỗ MDF An Cường gồm 2 loại: MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm. MDF lõi xanh cũng được tạo nên từ cùng công nghệ về keo dán và hóa chất nhưng lực nén lúc ép của gỗ MDF nhỏ hơn gỗ HDF. MDF loại thường kém hơn cả về keo dán, hóa chất lẫn lực nén nên khả năng chống nước kém, với MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt.
 
Cốt Gỗ MDF có bề mặt phẳng, mịn rất phù hợp với những sản phẩm nội thất phun sơn trên bề mặt hoặc ép các loại vật liệu khác trên bề mặt nhằm đảm bảo tiêu chuẩn tốt đem lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
 

2.2. Cốt gỗ An Cường có mới loại được phủ bề mặt ngoài?

 

Các lớp phủ bề mặt là một trong những yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm, bên cạnh đó còn ảnh hưởng rất nhiều đến giá của sản phẩm. Được phân chia thành 2 hình thức đó là: dán thêm lớp phủ hoặc sơn thêm lớp phủ trên code gỗ, phổ biến nhất có các loại vật liệu dán bề mặt đó là: Acrylic, Laminate, Melamine, Veneer.
 
- Lớp phủ Acrylic
 
Lớp phủ Acrylic bóng gương đang là sản phẩm yêu thích
 
Acrylic An Cường là loại lớp phủ bề mặt đứng đầu về độ bóng như gương. Vật liệu phủ code gỗ Acrylic có độ bóng sâu và độ phẳng tuyệt đối. Với góc nhìn nghiêng cũng sẽ không thấy ảnh phản chiếu bị cong hay biến dạng. Tuy nhiên, nếu xét về khả năng chống trầy xước thì Acrylic ở mức độ trung bình.
 
-  Lớp phủ Laminate
 
 
Laminate là một dạng ảnh in lên bề mặt nhựa nhưng lại được xử làm nhám bề mặt mang đến cảm giác thật hơn và bề mặt cao cấp hơn so với Melamine. Ngoài ra, Laminate còn có khả năng chống trầy xước cao hơn rất nhiều so với Melamine và được nhận xét là tốt nhất trong các loại bề mặt gỗ An Cường.
 
- Lớp phủ Melamine
 
Melamine là loại lớp phủ lên code gỗ giúp tạo độ phẳng, nhẵn, mịn cho bề mặt ván gỗ. Không chỉ vậy, lớp phủ Melamine còn tăng khả năng chống trầy xước, cong vênh mối mọt cho sản phẩm. 
 
Lớp phủ Melamine với nhiều màu sắc độc đáo
 
Tuy nhiên, khi tạo ra sản phẩm nhìn kỹ và cảm nhận sản phẩm bằng tay sẽ có cảm giác bề mặt không mịn. Trên thực tế Melamine có khoảng 1000 mẫu màu khác nhau để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
 
- Lớp phủ veneer
 
Veneer là loại lớp bề mặt được tạo nên từ những lát gỗ mỏng tự nhiên, nó được sử dụng để dán lên các loại code gỗ. Ngay cả khi cảm nhận bằng tay hay nhìn gần thì Veneer vẫn mang đến cảm giác thật. Hiện nay, có rất nhiều loại gỗ veneer phổ biến.
 
 
Như vậy, qua bài viết trên đây chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi gỗ An Cường có mấy loại. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về dòng sản phẩm này, hãy nhanh chóng liên hệ với Nội thất Châu Á để được tư vấn miễn phí và tận tình nhé!