Gọi 0393888700
NỘI THẤT CHU - TƯ VẤN THIẾT KẾ, HON THIỆN NỘI THẤT CAO CẤP
Giữ sự chủ động trước đại dịch

Với 5.300 doanh nghiệp, sử dụng trên 700.000 lao động, ngoài ra còn có hàng vạn lao động ở trong các làng nghề gỗ trên phạm vi cả nước, ngành gỗ đang dồn toàn lực để đạt mục tiêu xuất khẩu trên 15 tỉ USD năm 2021 và 20 tỉ USD năm 2025 mà Chính phủ đã đặt ra. Nhưng dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã tác động mạnh tới quá trình sản xuất của nền kinh tế nói chung và ngành gỗ nói riêng.

Với 5.300 doanh nghiệp, sử dụng trên 700.000 lao động, ngoài ra còn có hàng vạn lao động ở trong các làng nghề gỗ trên phạm vi cả nước, ngành gỗ đang dồn toàn lực để đạt mục tiêu xuất khẩu trên 15 tỉ USD năm 2021 và 20 tỉ USD năm 2025 mà Chính phủ đã đặt ra. Nhưng dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã tác động mạnh tới quá trình sản xuất của nền kinh tế nói chung và ngành gỗ nói riêng. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu một doanh nghiệp có 1.000 lao động, khi có một người nhiễm Covid-19 thì toàn bộ doanh nghiệp có thể phải dừng sản xuất ít nhất là 21 ngày, điều đó sẽ gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Ở góc độ toàn ngành, nếu dịch bệnh Covid-19 lây nhiễm lan rộng, cộng đồng doanh nghiệp gỗ sẽ đối mặt nguy cơ ngưng trệ sản xuất, vi phạm hợp đồng giao hàng, có doanh nghiệp có thể bị phá sản do đứt gãy chuỗi cung ứng và như vậy sẽ tác động tiêu cực cho cả nền kinh tế đất nước.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, giữ sự an toàn sức khỏe cho người lao động của các doanh nghiệp, làng nghề trước đại dịch, đảm bảo đủ nguồn lực sản xuất nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2021 là mục tiêu lớn nhất mà Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đặt ra lúc này. Dựa trên Quyết định số 779/ QĐ-TTg mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành về việc thành lập Quỹ vaccine phòng Covid -19, cũng như chỉ đạo của Thủ tướng về việc huy động các cơ quan liên quan phải dùng mọi biện pháp, từ ngoại giao, các doanh nghiệp, nguồn lực khác để tiếp cận bình đẳng mua được vaccine và kêu gọi toàn thể nhân dân, mọi doanh nghiệp, cơ quan, đóng góp trí tuệ, phát huy các mối quan hệ để mua vaccine, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, ông Lập kiến nghị Thủ tướng cho cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ được tiếp cận, đặt mua khoảng 1 triệu liều vaccine ngừa Covid 19 từ nguồn kinh phí do các doanh nghiệp trong ngành đóng góp và từ các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác. 

Đó là một trong những kiến nghị có trách nhiệm và cho thấy, việc bảo đảm sức khỏe người lao động quan trọng đến thế nào không chỉ về mặt xã hội, tinh thần, mà còn về khía cạnh kinh tế, vì họ là những người sản xuất trực tiếp, đóng góp lớn vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, thương mại. Sự chủ động về nguồn vaccine và tiêm phòng cho người lao động chính là có trách nhiệm với chính họ, cũng như với ngành gỗ nói riêng, nền kinh tế nói chung và lớn hơn nữa là với chính đất nước. Ngành gỗ đang cố gắng tận dụng mọi mối quan hệ và tranh thủ, tiết kiệm thời gian để tạo ra sự an toàn về sức khỏe cho công nhân, cũng như để đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế. 

Hơn lúc nào hết, ngành gỗ muốn được Chính phủ chấp thuận cho các doanh nghiệp được tham gia tổ chức tiêm phòng Covid-19 cho nhân viên theo đúng hướng dẫn và các yêu cầu an toàn của Bộ Y tế, đồng thời cho phép các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân được chủ động đàm phán mua vaccine với các đơn vị cung ứng trên toàn cầu, căn cứ trên danh mục vaccine Bộ Y tế chấp nhận. Mọi vấn đề liên quan tới chuyên môn như thủ tục nhập khẩu, bảo quản vaccine, tiến hành tiêm, đánh giá trước/sau khi tiêm, doanh nghiệp, tổ chức tư nhân sẽ ủy quyền cho các đơn vị hoặc cơ sở y tế được Bộ Y tế công nhận đủ năng lực. Mở rộng lực lượng tiêm phòng vaccine để đáp ứng yêu cầu tiêm hàng loạt, diện rộng bằng cách huy động không chỉ các cơ sở tiêm chủng mà có thể xét tới các bệnh viện, trung tâm y tế đủ năng lực chuyên môn theo quy định từ Bộ Y tế.

Xuân Lâm (Gỗ Việt số 134, tháng 06/2021)